Các loại thực phẩm nào chống đông máu, giảm nguy cơ tạo tiểu cầu, huyết khối? Dùng liệu pháp bổ sung gì giảm nguy cơ đông máu?

Tác giả: Specialist Ms Ha Dinh - Aromatherapy Senior Ngày đăng: 11.11.2021

Huyết khối có thể cản trở lưu lượng máu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như đau tim, đột quỵ hoặc ung thư.

Nguy hiểm hơn, huyết khối còn có nguy cơ gây tử vong nếu cục máu đông bị mắc kẹt trên đường đến tim hoặc phổi.

May mắn thay, sự hình thành cục máu đông bất thường, còn được gọi là huyết khối này, có thể dễ dàng được ngăn chặn thông qua các biện pháp tự nhiên, theo Natural News.

Những người có nguy cơ đông máu bất thường là người bị xơ vữa động mạch, rung tâm nhĩ, tĩnh mạch, rối loạn đông máu, huyết áp cao và ung thư. Những người có biểu hiện tăng cholesterol, có bệnh lý mạch vành cũng có nguy cơ huyết khối cao.

Có nhiều cách để giảm nguy cơ huyết khối mà không cần dùng thuốc.

Các loại thực phẩm nào chống đông máu, giảm nguy cơ tạo tiểu cầu, huyết khối?

Những sản phẩm tự nhiên sau có đặc tính làm loãng máu và không gây tác dụng phụ, theo Natural News.

1. Dầu ô Liu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu ô liu rất giàu phenol có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông bằng cách giảm mức độ của một hợp chất thúc đẩy hình thành huyết khối.

 

2. Lựu

Lựu là nguồn chất chống ô xy hóa tốt, đặc biệt là polyphenol, giúp điều chỉnh huyết áp. Hơn nữa, nước ép lựu ngăn ngừa tiểu cầu kết tập, nhờ đó ngăn cản quá trình đông máu và cả quá trình sinh huyết khối làm nghẽn mạch.

3. Tỏi

Một trong nhiều lợi ích sức khỏe của tỏi là khả năng ngăn ngừa cục máu đông.

Tiêu thụ tỏi hàng ngày rất hữu ích trong việc làm loãng máu tự nhiên. Tỏi hoạt động như một chất chống đông máu nhờ vào hàm lượng chất sắt, vitamin B, magie, kali có tác dụng ức chế tích tụ tiểu cầu.

Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn không dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào khi dùng tỏi vì chúng có thể tương tác lẫn nhau, theo Natural News.

4. Trà

Uống trà rất tốt cho tim vì nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, đặc biệt là nếu tiêu thụ trong một thời gian dài.

5. Sắc tố thực vật Quercetin

Quercetin có nhiều trong trái cây, rau, củ hành tây, cam quýt, vỏ táo, nho, dâu đen, và dầu ô liu, quả việt quất, quả nam việt quất, bông cải xanh và ớt cay.

 

Quercetin, được tìm thấy tự nhiên dưới dạng quercetin glucosides, ngăn ngừa sự hình thành tiểu cầu do collagen, làm giảm mảng bám trong động mạch và loại bỏ các cholesterol có hại, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim, theo Natural News.

6. Cà Chua

Ăn cà chua có thể bảo vệ tim khỏi bệnh tật và ngăn ngừa tiểu cầu kết tụ.

Lycopene là sắc tố chủ yếu trong cà chua chín, có tính chống ô xy hóa mạnh, có thể giảm rủi ro mắc các bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, có thể ngăn ngừa sự kết tụ tiểu cầu và huyết khối.

7. Trái kiwi

Một nghiên cứu từ Đại học Oslo (Na uy) cho thấy những người ăn 2 - 3 quả kiwi mỗi ngày sẽ giảm hoạt động của tiểu cầu, giảm đáng kể nguy cơ đông máu và hình thành huyết khối cũng như giảm lượng chất béo trong máu.

Hơn nữa, loại quả này làm giảm mức cholesterol, rất tốt cho sức khỏe của tim.

8. Cam, Chanh, bưởi,

Những loại trái cây có múi giàu Vitamine C có tính chống oxy hóa cao, giảm Cholesterol xấu, ngăn ngừa kết tụ tiểu cầu huyết khối.

 

Các loại gia vị nào giúp giảm đông máu, tích tụ huyết khối ?

Theo Dr.Axe, bổ sung các thực phẩm như nghệ, quế, gừng… vào bữa ăn hằng ngày có thể làm loãng máu tự nhiên, ngăn ngừa các cục máu đông gây ra đột quỵ.

1. Nghệ

Nghệ không chỉ là loại gia vị mà còn là thực phẩm chống đông máu hữu hiệu. Điều này là do chất curcumin, polyphenol trong nghệ có khả năng ức chế thrombin, một loại protease có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu.

Bên cạnh đó, chất curcumin còn tác dụng lên tiểu cầu làm ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông.

Theo Đông Y, nghệ có tính nhiệt, vì vậy khi ăn thức ăn chứa nhiều nghệ thường kèm thực phẩm có tính hàn lạnh: gà, ..

 

2. Quế

Quế rất giàu coumarin, một chất chống đông máu mạnh được sử dụng để sản xuất thuốc chống đông máu. Bổ sung quế vào bữa ăn hằng ngày còn có thể giảm huyết áp và giảm viêm.

Tuy nhiên, khi sử dụng quế như một loại thuốc làm loãng máu tự nhiên, cần chú ý liều lượng hợp lý để tránh gây tổn thương gan.

Cũng theo Đông Y, Việt Nam là xứ nhiệt đới, nên hạn chế dùng Quế trong thực phẩm hằng ngày, gây nóng, chảy máu cam. 

Thay vì uống, bạn có thể dùng dầu massage Cam quế, hoặc xông tinh dầu tạo độ ẩm Cam quế thường xuyên giúp cân bằng. 

 

3. Gừng

Gừng có chứa salicylate, một chất hóa học có khả năng ngăn ngừa tình trạng đông máu. Salicylate có tác dụng chống đông máu vừa phải và có thể ngăn ngừa tình trạng đông máu ở tĩnh mạch mà không gây ra các biến chứng chảy máu.

Sử dụng gừng thường xuyên sẽ rất tốt trong việc làm loãng máu, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi.

Gừng cũng gây nóng, nhiệt, vì vậy bạn chỉ dùng 1 lượng nhỏ vừa phải khi nấu ăn, không uống gừng thường xuyên gây nóng gan.

 

4. Thực phẩm giàu vitamin E

Vitamin E có hoạt tính chống đông máu cao và hoạt động như một chất làm loãng máu. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E vào bữa ăn có thể ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến cục máu đông như tim mạch, đột quỵ.

Một số thực phẩm giàu vitamin E như bơ, hạnh nhân, hạt hướng dương, bông cải xanh, giá đậu xanh ..

 

Dùng liệu pháp bổ sung gì giảm nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Aromatherapy khuyên bạn, để giảm nguy cơ đông máu an toàn, không bị tác dụng phụ, bên cạnh ăn, uống các thực phẩm giúp chống đau máu tốt, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, đặc biệt, bạn nên xoa vuốt các động tác massage thường xuyên từ chân, lưng, bụng, tay vai .. giúp lưu thông máu tốt, có giấc ngủ sâu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Bạn nên dùng các loại dầu massage của Aroma chứa dầu Oliu và hướng dương, là hai loại dầu giàu vitamin E giúp giảm tích tụ tiểu cầu và huyết khối qua da. Loại dầu massage body nên dùng Sả & gừng, Oải hương Hương thảo, hoặc oải hương .. giúp bạn giảm nguy cơ đông máu tốt nhất. https://shopgreenaroma.vn/products/tinh-dau-massage-body-sa-gung , 

https://shopgreenaroma.vn/products/tinh-dau-massage-body-oai-huong-huong-thao

 

Dùng các liệu pháp Aromatherapy bổ sung giúp quá chăm sóc giảm nhẹ và phục hồi nhanh hơn, liệu pháp tự nhiên luôn an toàn, không xảy ra các tác dụng phụ của thuốc, giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh, an yên.

Trong đại dịch cúm Sar-covid2, người bị nhiễm bệnh nếu trở nặng thường có nguy cơ bị đông máu, tụ huyết khối, vì vậy, bạn nên chọn cách phòng chống bằng thức ăn, thức uống kết hợp xoa bóp, vận động nhẹ .. như trên để giúp gia đình luôn khỏe mạnh, cơ thể luôn được dự phòng và đề kháng tốt.

Khuyến nghị của dùng thuốc chống đông máu:

Có hai nhóm thuốc kê đơn chính thường được dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị cục máu đông. Đó là loại thuốc chống tiểu cầu và thuốc chống đông máu.

Một số người cũng có thể được kê đơn với thuốc tan huyết khối hoặc thuốc tiêu sợi huyết, phá vỡ cục máu đông và ngăn chúng gây ra thiệt hại.

Thật không may, những loại thuốc này không giải quyết tận gốc việc hình thành cục máu đông. Vì vậy, nhiều bệnh nhân dùng các loại thuốc này vẫn trở thành nạn nhân của các cơn đau tim và đột quỵ, theo Natural News.

 

Các loại thuốc để ngăn ngừa huyết khối còn kèm theo một loạt các tác dụng phụ, trong đó phổ biến nhất là chảy máu. Điều này có thể dẫn đến bầm tím, rong kinh, chảy máu mũi hoặc thậm chí các tình trạng đe dọa tính mạng như xuất huyết nội sọ, xuất huyết tiêu hóa và mất máu quá nhiều.

Các tác dụng phụ khác mà những người dùng thuốc điều trị huyết khối bao gồm rụng tóc, dị ứng hoặc phát ban, chóng mặt và yếu cơ.

Hơn nữa, cần cẩn thận về các tương tác tiềm năng giữa các loại thuốc này và vitamin K, cũng như với các loại thảo mộc như hoa cúc, đinh hương, nhân sâm và bạch quả, theo Natural News.

Bài viết của chuyên gia Aromatherapy biên tập.

Nguồn: Natural New & Dr. Axe

Bạn đang xem: Các loại thực phẩm nào chống đông máu, giảm nguy cơ tạo tiểu cầu, huyết khối? Dùng liệu pháp bổ sung gì giảm nguy cơ đông máu?
Bài trước Bài sau
popup

Số lượng:

Tổng tiền: